Trò chơi - Lễ hội

Lễ hội đền Bạch Mã một tứ trấn của Thăng Long

Hỏi về chùa ở Thăng Long - Hà Nội, rằngngôi chùa nào cổ nhất, thì câu trả lời là:chùa Trấn Quốc (ở hồ Tây) với tên gọi lúc ban đầu (thời Lý Nam Đế, thế kỷ thứ VI) là Khai Quốc, và tên gọi thứ hai (ở thế kỷ thứ XV,thời vua Lê Thái Tông) là An Quốc. Còn hỏi về đền ở Thăng Long - Hà Nội, rằng ngôi đền nào cổ nhất, thì câu trả lời là:Đền Bạch Mã (ở phố Hàng Buồm), đền Ngựa Trắng (Bạch Mã).

Những lễ hội đầu xuân độc đáo của triều đình phong kiến

Lễ hội là sinh hoạt văn hoá tinh thần của một cộng đồng người và đã có từ lâu trong lịch sử của nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng. Lễ hội phản ánh một cách rõ nét những đặc trưng về lịch sử và văn hoá của mỗi địa phương và của từng quốc gia. Thời phong kiến, triều đình nghỉ ăn tết khá dài và trong thời gian đó ngoài việc ăn chơi còn có những lễ hội khá độc đáo.

Lễ hội đầu xuân không thể bỏ qua khu vực quanh Hà Nội

Những lễ hội quanh Hà Nội với sự giao thoa của văn hóa Thăng Long- Kinh Bắc- Xứ Đoài vẫn còn vẹn nguyên giá trị giữa những xô bồ của xã hội hiện đại.

Lễ hội đền Lảnh Giang - Hà Nam

Đền Lảnh Giang ở thôn Yên Lạc, thờ Tam vị Đại Vương thời Hùng Duệ Vương có công đánh Thục và thờ Tiên Dung. Một năm ở đây có hai kỳ lễ hội vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Kỳ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến 25 dành, kỳ hội tháng 8 diễn ra vào ngày 20.

Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế, Từ Liêm - Hà Nội

Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của Công chúa Túc Trinh.

Hội mùa thu Lục Ðầu Giang

Từ ngày 15 đến 20 tháng tám âm lịch, hội mùa thu Kiếp Bạc mở to nhất xứ Ðông. Những vùng đất gắn với tên tuổi danh tướng nhà Trần có ở nhiều nơi. Bên sông Hồng thuộc Lào Cai có đền Thượng thờ Trần Hưng Ðạo. Từ các vùng Nam Ðịnh, Hà Nam, Thái Bình, vào đến miền Trung và tận Nam Bộ, có biết bao nhiêu đền thờ Đức thánh Trần. Nhưng "Tháng tám hội cha" ở Kiếp Bạc, Chí Linh vẫn là nhộn nhịp nhất.

Lễ hội xã Dương Liễu

Sáng 19/4 (tức 11 tháng 3 Âm lịch), Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) đã diễn ra tưng bừng, long trọng, với hàng trăm người tham gia rước kiệu, nghiềm quân, múa cờ, tế lễ. Lễ hội diễn ra tại Đình làng, nơi thờ vọng tướng quân Lý Phục Man - vị tướng tài đã có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời nhà Lý. Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu là lễ hội tiêu biểu trong toàn Tổng Sấu-Giá từ trước tới nay, góp phần tôn vinh nét đẹp truyền thống và lịch sử của người dân địa phương.

Rước Chúa gái - Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương

Hội làng He được được tổ chức thành 2 phần riêng biệt, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành trọng thể tại ngôi đình làng. Đó là sự biểu đạt phần đời thường của con dân trước các thiên thần và các nhân thần đã có công dựng nước và bảo vệ xã tắc.

Lễ hội bơi Đăm

Từ bao đời nay câu ca "Bơi Đăm, rước Giá, hội Thàỵ..." đã in đậm trong tâm trí mỗi người dân trong vùng và cả nước, bởi nó mang một đặc điểm riêng biệt độc đáo

Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế

Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ

Về với lễ hội Côn Sơn

Hàng năm, bắt đầu từ ngày mồng Mười tháng giêng, chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh Hải Dương) đã được đón khách thập phương đến lễ phật và trẩy hội. Chính thức lễ hội bắt đầu từ ngày rằm tháng Giêng đến ngày 22 thì kết thúc.

Bắc Ninh: lễ hội chém lợn

Cứ vào mồng 6 tết âm lịch, hàng ngàn người từ các vùng lân cận lại đến thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tham dự một lễ hội liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: lễ hội chém lợn tế thánh,...