Phong tục về Hôn nhân

Tục lệ cưới xin của dân tộc La Hủ

Lễ na-nhí, tức lễ dạm hỏi như vùng xuôi, thường vào buổi tối. Ông "mối" cùng bố mẹ và anh em nhà trai sang nhà gái để "có lời". Lễ vật là rượu và một thứ "quà quý" của rừng - ("quà quý" này nhất thiết phải có thịt sóc rừng). Qua trò chuyện, nhà gái thấy bằng lòng thì hai bên cùng uống rượu, nhắm thịt sóc.

Nghi thức cưới của người Lô Lô

Cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng tín ngưỡng của đồng bào Lô Lô (Hà Giang) vẫn còn giữ được những nét sinh hoạt độc đáo và giàu bản sắc của cư dân bản địa nơi địa đầu của vùng đất phía Bắc. Cũng giống như các dân tộc khác, với người Lô Lô, việc cưới hỏi là một sự kiện vô cùng trọng đại. Theo tập quán cổ truyền, nhà trai phải nhờ bốn người làm mối gồm hai nam, hai nữ, tốt nhất là được hai cặp vợ chồng song toàn. Chọn được ngày tốt, những người làm mối này mang hai chai rượu và lễ vật đến dạm hỏi. Nếu nhà gái đồng ý thì làm cỗ và dùng hai chai rượu đó uống rượu và bàn định ngày cưới. Đồ thách cưới bao gồm gạo nếp, gạo tẻ, thịt lợn, rượu… để dùng cho tiệc cưới, ngoài ra còn có váy, áo, vòng tay, vòng cổ cho cô dâu, thậm chí còn thách cả bạc trắng để làm của hồi môn.

Nghi thức hôn lễ của người Chăm An Giang

Ở An Giang hiện có hơn một vạn người dân tộc Chăm(khoảng 13.700 người), sống chủ yếu ở 4 huyện, thị : Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Châu Thành. Nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, mua bán nhỏ và làm thủ công, nổi tiếng là dệt thổ cẩm(Châu Người Chăm thường sinh sống theo tộc họ, tôn giáo, tập trung trong paley Chăm(làng Chăm). Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, có một đơn vị quản lí của làng là Hội đồng phong tục và Po paley (Trưởng làng), trong đó, Po Paley là người đóng vai trò rất quan trọng. Tuy có cùng ngữ hệ với người Chăm miền Trung, song một số người nói và nghe được tiếng Khmer. Họ luôn sống gắn bó, hoà nhập vào cộng đồng các dân tộc anh em và giữ gìn bản sắc văn hoá riêng. Người Chăm An Giang định cư rải rác từ biên giới Việt Nam -Campuchia, chạy dài theo sông Hậu và sông Khánh Bình chảy xuống hợp nhau ở Tam Giang thị xã Châu Đốc, rồi đổ xuống xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.

Lễ cưới hỏi của người Dao, Điện Biên

Ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Dao (hay có nơi còn phiên âm là Dạo) sống nhiều tại địa bàn huyện Tủa Chùa, gồm 2 loại: Dao tiền và Dao quần chẹt (chặt). Trước đây, khi diễn ra lễ ăn hỏi người Dao chia thành 3 mức giá tùy thuộc vào cấp độ giàu nghèo của nhà gái để thách cưới nhà trai: nhà giàu tương ứng với 42 lạng bạc (cân tiểu ly), trung bình: 31 lạng, nghèo: 24 lạng. Mỗi mức giá cũng tương đương với giá trị của hồi môn do nhà gái cho cô dâu mang về nhà chồng.

Nghi lễ đám cưới của người Nùng, Bắc Kạn

Hôn nhân của người Nùng ở Bắc Kạn là hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên nhà chồng. Lễ cưới thường được tổ chức vào mùa khô. Trước hôm cưới nhà trai mang lễ vật gồm thịt lợn, rượu, gạo… đến nhà gái theo yêu cầu. Khi đi đón dâu nhà trai gồm có chú rể, phù rể, ông mối…. Ông mối là người rất quan trọng. Bởi theo quan niệm của người Nùng đôi vợ chồng trẻ có hạnh phúc giàu có hay không phụ thuộc rất nhiều vào ông mối. Khi xuất hành đến nhà gái, chú rể thắp hương vái lạy trước bàn thờ tổ tiên rồi đi trước, tiếp đến là 2 cô đón dâu và cuối cùng là ông mối.

Chiếc vòng cầu hôn

Dân tộc nào còn theo phong tục mẫu hệ thì bên nữ trao vòng, bên nam nhận vòng. Các dân tộc theo phong tục phụ hệ thì ngược lại, bên trai trao vòng, bên gái nhận vòng. Nhận vòng là bằng lòng, phải giữ lòng chung thủy. Ngày nay người Việt (Kinh) quý đồ trang sức bằng vàng nên trao nhẫn thay vòng. Còn nhiều dân tộc ở miền núi phía bắc hay Tây Nguyên chỉ dùng bạc làm đồ trang sức phổ biến. Đó là những chiếc vòng cầu hôn mang tính giao duyên.

Lễ cưới của người Mông - Lào Cai

Người Mông ở Cát Cát có ba nghi lễ cưới ở cung bậc khác nhau: Cưới thường, cưới trung và cưới to (Đại cưới). Trong các phong tục tập quán của người Mông thì việc cưới xin để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Mông nhiều hơn cả. Đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông vì đồng bào kiêng những tháng có sấm chớp. Hôn nhân của nhười Mông cũng tuân theo những lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu.

Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh ở Tây Nguyên

Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng biệt của người M’nông. Lễ cưới M'Nông là một nghi lễ của người đồng bào dân tộc M'Nông Preh. Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin.

Rước Chúa gái - Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương

Trong kho tàng những huyền thoại Việt Nam, câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hay chuyện tình Ngọc Hoa đã trở thành quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ. Ở đó chẳng những phần nào thấy được thiên nhiên, buổi hồng hoang trong lịch sử dân tộc với lụt lội, ác thú, núi cao rừng rậm, chiến tranh, giặc dã…và sức mạnh phi thường của nhân dân chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, trị thuỷ bảo vệ mùa màng, cuộc sống; mà ở đó ta còn thấy được cả tục lệ hôn lễ trong thời đại Hùng Vương.

Tiếng gọi Vợ chồng

Tiếng gọi - Vợ chồng con nhà sang trọng gọi bằng cậu mợ, thầy thông thầy phán thì gọi nhau bằng thầy cô, nhà thường gọi nhau bằng anh chị. Có con rồi thì gọi nhau bằng thầy em, đẻ em, nhà thô tục thì gội nhau bằng bố cu đĩ, có người thì gọi bố nó, mẹ nó, có người cả hai vợ chồng gọi lẫn nhau bằng nhà ta.

Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo

Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Thế nào là âm dương, ngũ hành?

Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.