Tứ linh và mối liên hệ với phong thuỷ nhà ở

Phong thủy là việc cải thiện cuộc sống để hòa hợp với thiên nhiên, khai thác sinh khí nhằm mang lại sức khỏe, sự giàu có và những mối quan hệ tốt đẹp, tránh hoặc khắc phục sát khí - yếu tố gây hại cho hạnh phúc, sức khỏe của bạn. Trong vũ trụ học của người Trung Quốc cổ - bốn con vật thần thoại hay gọi là tứ linh (Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ) được người Trung Quốc thờ phụng đã biến hóa tượng trưng ra các kiểu địa thế nhà ở để che chở và mang lại tài lộc cho gia đình.

Từ xa xưa Trung Quốc cổ đại tôn sùng 4 con vật thần thoại, còn gọi là Tứ thiên cung: Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ, thực ra là 4 chòm sao lớn, mỗi chòm lại gồm 7 chòm sao nhỏ. Kết hợp lại, 4 chòm sao lớn đó có 28 chòm sao hoàng đạo (nhị thập bát tú), báo hiệu điểm chí và điểm phân, mỗi chòm sao tượng trưng cho 1/4 bầu trời đêm và chỉ thấy được trọn vẹn vào mùa gắn với chòm sao đó.

Theo cách giải thích của tài liệu cổ thì vào khoản thời gian từ năm 6000 trước CN đến thế kỷ 4 sau CN, tức là giữa thời điểm xuất hiện mộ thời đồ đá mới và thời điểm Táng Kinh ra đời, thần chim, thần rồng, thần rùa và thần hổ xuống hạ giới và tượng trưng cho bốn dạng địa thế gắn với trường phái phong thủy Hình thể, xác định những vị trí tốt nhất để xây nhà hay chôn cất người chết. Tương truyền, trước kia trời tròn và đất vuông hòa hợp tuyệt đối, và tám ngọn núi lớn (tương ứng với tám hướng) phân cách trời – đất. Bốn chòm sao lớn đã biến thành các vùng đất có địa mạo khác nhau, và mỗi chòm gắn với một hướng chính: Chu Tước – phía Nam, Bạch Hổ - phía Tây, Huyền Vũ – phía Bắc, và Thanh Long – phía Đông.

Long mạch là nơi khí hội tụ, điểm giao nhau giữa thế đất có Chu Tước ở hướng Nam, Thanh Long ở hướng Đông, Huyền Vũ ở hướng Bắc, và có Bạch Hổ ở hướng Tây. Long mạch được xem là vị trí tốt nhất để xây nhà hoặc chôn cất người chết. Theo sách Táng thư viết: “Khí lưu chuyển theo thế đất. Nhờ có sự nuôi dưỡng của khí mà mọi sinh vật mới có thể tồn tại được. Khí vận hành trong đất, chạy theo thế đất và tụ lại ở nơi địa hình kết thúc.”

Xác định Long mạch là xác định nơi sinh khí tụ lại. Khi người chết được chôn ở vị trí này, xương cốt người chết là âm; được kích hoạt hay nạp sinh khí là dương. Khi xây nhà trên vị trí thuận lợi này, gia chủ sẽ gặp may mắn, có sức khỏe tốt và giàu sang.

Ngoài việc gắn với mỗi hướng, các thế đất có chu tước, thanh long, huyền vũ và bạch hổ còn tương ứng với mỗi mùa, mỗi màu sắc của ngũ hành và cực âm hoặc dương.

  • Chu Tước tượng trưng cho hướng nam, mùa hè, màu đỏ và khí dương. Ở vùng khí hậu ấm áp thường có nhiều chim hơn, đó là lý do vì sao thần điểu này được đặt ở hướng nam. Hình thế Chu Tước phải thấp hơn các hình thế còn lại. Chu Tước còn có thể tượng trưng cho nguồn nước.
  • Bạch Hổ tượng trưng cho hướng Tây, mùa Thu, màu Trắng và khí Âm. Nếu bạn đi tiếp hướng Tây về Ấn Độ, ở đó có loài hổ là vật bản địa rất nhiều.Về địa thế thì Bạch Hổ dài và thấp thấp hơn Thanh Long ở hướng Đông.
  • Huyền Vũ tượng trưng cho hướng Bắc, mùa Đông, màu Đen và khí Âm, Huyền Vũ là thế đất cao nhất.
  • Thanh Long tượng trưng cho hướng Đông, mùa Xuân, màu Xanh và khí Dương. Theo truyền thống thì Thanh Long cao hơn Bạch Hổ ở hướng Tây.

Kết hợp lại Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ tạo nên Long mạch . Hãy hình dung long mạch như cái ghế bành, hình thế rồng và hổ tượng trưng cho 2 tay ghế, hình thế rùa tượng trưng cho lưng ghế, và hình thế chim tượng trưng cho ghế con dùng để gác chân, chỗ bạn ngồi là địa điểm thích hợp để xây nhà hoặc làm mộ.

Trong phong thủy xây dựng nhà ở, hội tụ đủ Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ thì nơi đó được coi là địa thế đẹp. Thế đất tứ linh bao gồm:

  • Huyền Vũ là rãy núi hay quả núi phía sau ngôi nhà, đẹp nhất là nằm ở phương Bắc.
  • Thanh Long (rồng xanh) là ngọn núi hay đồi  phía tay trái ngôi nhà, đẹp nhất là nằm ở phương Đông.
  • Bạch Hổ (hổ trắng) là ngọn đồi hay núi  phía tay phải ngôi nhà, nó phải thấp hơn đồi Thanh Long bên trái và núi Huyền Vũ sau nhà.
  • Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ trước mặt nhà, tốt nhất là ở phương Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế ngày nay đặc biệt những khu đô thị thì khó tìm được vị trí như vậy, núi đồi, gò đất đều bị san phẳng vì thế mà thuyết phong thủy tứ linh trong xây dựng có sự thay đổi phù hợp và linh hoạt cho phù hợp với thực tế, những tòa nhà cao tầng được coi là núi, đường xá được coi là sông, cách khắc phục thế đất biến chúng trở nên hợp phong thủy. Để chi tiết và cụ thể và chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm các nhà phong thuỷ.

Tin bài liên quan