Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước?

Tăng Quốc Phiên (1811), tên là Tử Thành, người Bạch Dương huyện Tương Hương phủ Trường Sa tỉnh Hồ Nam vào triều đại nhà Thanh. Ông cùng với Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường, Trương Chi Động được xưng là “Vãn Thanh tứ đại danh thần”. Ông làm đến chức quan Võ Anh Điện Đại Học Sĩ, tổng đốc Lưỡng Giang. Năm Đồng Trị được phong nhất đẳng Nghị Dũng Hầu.

Vào khoảng mười giờ tối một ngày 11 tháng 10 năm Gia Khánh 16, Tăng Quốc Phiên chào đời. Ông nội của Tăng Quốc Phiên là Tăng Cánh Hi lúc ấy đã ngoài bảy mươi tuổi. Tăng Cánh Hi vừa mới ngủ, bỗng nhiên mơ thấy có một con trăn thần uốn lượn từ phía trên xuống, rồi dừng lại ở giữa đình, đầu tựa trên xà nhà, cái đuôi quấn quanh cột, vảy dày đặc, sắc vàng rực rỡ, khiến không ai dám đến gần.

Tăng Cánh Hi hoảng sợ tỉnh giấc, đúng lúc ấy người nhà lên báo có thêm đứa cháu trai vừa chào đời. Tăng Cánh Hi cao hứng, gọi cha của Tăng Quốc Phiên là Tăng Trúc Đình đến, kể cho con trai biết giấc mơ của mình. Ông nói: “Đứa bé này tương lai nhất định sẽ làm rạng rỡ tông môn họ Tăng chúng ta. Cần phải dạy dỗ nó cho thật tốt!”

Cũng trong tháng ấy, ở gia đình họ Tăng mọc lên một cây Thanh Đằng. Hình dáng của cây uốn lượn, rất giống với con trăn mà ông nội Tăng Quốc Phiên đã gặp trong giấc mơ.

Về sau, điều kỳ lạ là người nhà họ Tăng có thể dựa vào quan sát tình trạng cây Thanh Đằng là liền có thể biết trước được cảnh ngộ của Tăng Quốc Phiên. Khi cái cây ấy cành lá sum xuê thì cũng chính là lúc Tăng Quốc Phiên thi đỗ khoa cử, thăng quan, đánh trận được thắng lợi lớn. Khi ông vì cha mẹ qua đời mà giữ đạo hiếu, hoặc bị quân Thái Bình đánh bại, mấy lần gặp hiểm cảnh, thì cây Thanh Đằng cũng lộ ra bộ dạng héo rũ như sắp chết. Tình cảnh này cứ kéo dài như vậy, bao năm qua đi đều không hề sai khác. Điều kỳ lạ này đều là do những người ở cùng quê nhà của Tăng Quốc Phiên làm chứng và kể lại.

Quan tri phủ Nhiêu Châu là Trương Phong Hàn là người giỏi về xem tướng. Ông xem thấy Tăng Quốc Phiên cầm tinh rồng, khi Tăng Quốc Phiên ngồi ngay ngắn, giang hai tay vuốt chòm râu thì bộ dạng ấy giống rồng như đúc. Tăng Quốc Phiên cả đời mắc bệnh nấm ngoài da và mỗi buổi sáng sớm ông đều đánh cờ vây. Ánh mắt nhìn chăm chú trên bàn cờ, một tay không ngừng gãi gãi làn da, cho nên chỉ trong chốc lát trên bàn cờ đã phủ đầy da chết của ông rơi xuống.

Tăng Quốc Phiên đức cao vọng trọng, công lao to lớn, nổi danh chấn động một thời. Nhưng ông lại có tính thiên bẩm là sợ lông gà. Phàm là mỗi lần nhận được công văn khẩn cấp có gắn lông gà thì ông đều không dám dùng tay mở công văn ra. Tháng mười năm Đồng Trị thứ mười, Tăng Quốc Phiên đến Thượng Hải duyệt binh. Bàn tiệc thiết đãi đã được bày biện đầy đủ, tùy tùng của Tăng Quốc Phiên đến trước, thấy sau chỗ ngồi có chổi lông gà liền lập tức chạy nhanh đến và kêu người lấy đi, đồng thời cũng nói rằng: “Tăng đại nhân không thích nhìn thấy chổi lông gà! Nhưng không biết nguyên nhân vì sao!”

Thông gia Quách Mộ Từ Đạo Viên của Tăng Quốc Phiên nói rằng, Tăng Quốc Phiên rất thích ăn thịt gà, nhưng lại vô cùng sợ lông gà. Điều này rất khó giải thích rõ ràng. Nhưng trong cuốn “Tùy đồng tùy bút” có viết rằng, nếu đốt cháy lông gà thì rắn dài trăn lớn gì chỉ cần ngửi mùi đó đều sẽ bị chết. Muỗi và bò cạp độc cũng sợ cái mùi của lông gà, vì vậy khiến nhiều người lại hoài nghi liệu Tăng Quốc Phiên là trăn thần chuyển thế?

Buổi chiều ngày 2 tháng 2 năm Đồng Trị thứ mười một, Tăng Quốc Phiên đi dạo trong vườn hoa. Con trai của ông đi theo bên cạnh hầu hạ cha. Tăng Quốc Phiên bỗng nhiên không ngừng kêu lên: “Cước ma, cước ma!”. Sau đó, ông cười lớn một tiếng rồi ngất đi. Con trai và người nhà vội vàng đỡ ông trở về phòng thì thấy ông đã chết rồi.

Lúc ấy quan lại trong thành chạy đến xem ông thì nhìn thấy trên bầu trời phía tây có ánh lửa đỏ. Ai nấy đều cho rằng cửa Thủy ở phía tây bị cháy lớn. Tri huyện hai huyện Giang Ninh và Thượng Nguyên vội vàng sai nha dịch đến cứu hỏa. Nha dịch đến nơi thì thấy dân cư rất yên tĩnh, hỏi khắp nơi cũng không thấy có hỏa hoạn xảy ra.

Đề đốc Hoàng Dực Thăng có viết: “Bảo quang chúc thiên. Vi vũ thanh trần.” (Tạm dịch: Hào quang chiếu sáng bầu trời, cơn mưa thanh tẩy bụi trần gian). Đây là ghi lại tình huống thực tế. Sau đó đạo viên Bàng Tế Vân từ Thanh Giang phổ cũng nói gần tối thấy có ngôi sao lớn rơi xuống ở phía tây, hào quang như ánh trăng. Đó đúng là thời gian mà Tăng Quốc Phiên qua đời.

Sự tình Tăng Quốc Phiên là trăn thần chuyển thế được ghi chép lại và lưu truyền đến ngày nay. Kỳ thực, không gian trong vũ trụ là vô cùng vô tận, sự vật trong vũ trụ cũng là vô cùng vô tận, điều gì cũng có thể xảy ra. Sự tình Tăng Quốc Phiên khiến nhiều người tự hỏi rằng, phải chăng số mệnh con người đã được định sẵn từ trước?

Theo một đoạn ghi chép lại trong “Mặc Ký” của Vương Trất thời nhà Tống: Thời Ngạn (?~1107,tự là Bang Ngạn, là người ở Khai Phong tỉnh Hà Nam. Tống Thần Tông năm Nguyên Phong thứ 2 (1079) đã là Trạng Nguyên.

Sau khi Thời Ngạn trúng cử Trạng Nguyên, từng xử lý các hoạt động vận tải của tỉnh Giang Đông. Có một ngày, khi ông đang đi giám sát trên thuyền qua một con sống lớn, đột nhiên có một cơn gió mạnh, ông bèn để chiếc thuyền dừng lại tại một ngọn núi nhỏ ở ven sông, lúc đó ông chỉ mang theo 2, 3 người đi cùng lên núi. Ngọn núi nhỏ rất dốc, bọn họ loay hoay trong đám bụi cỏ để tìm đường đi tiếp.

Khi đến được lưng chừng núi, họ đột nhiên phát hiện trên đỉnh núi có một miếu tự nhỏ, và rất nhanh sau đó có một vị lão tăng đi xuống núi đón tiếp, vị lão tăng hỏi: “Người đến đây chẳng phải là Trạng Nguyên hay sao ?” Thời Ngạn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, trong tâm nghĩ … mình không hề đem theo tùy tùng, khu vực này lại hoang vu hẻo lảnh, mình cũng chưa từng đi qua đây, lão tăng này làm sao mà biết ta đến đây nhỉ ?

Lão tăng nhìn thấy vẻ kinh ngạc của vị Trạng Nguyên, bèn giải thích: “Có một người viết lên bức tường đằng sau Phật điện của tự viện, người đó viết: ‘vào ngày này tháng này năm này Trạng Nguyên sẽ đến đây’. Tôi nhớ sự việc này đã xảy ra nhiều năm trước rồi. Ngày hôm nay chính là thời gian được viết trên tường, cho nên tôi đã dậy từ rất sớm và đã đợi khá lâu rồi”. Lúc này Thời Ngạn mới thú thực, thừa nhận mình chính là người mà vị lão tăng đang đợi, nhưng trong tâm vẫn không thực sự tin vào lời ông ta lắm.

Bọn họ cùng nhau đi lên núi, đến đằng sau Phật điện, quét sạch bụi ở bức tường phía sau thì phát hiện thực sự có dòng chữ để lại, nội dung trên tường so với những lời vị lão tăng nói không hề sai chệch. Ở phía dưới còn có ghi thời gian mà những dòng chữ ấy được viết lên, lạ ở chỗ thời gian dòng chữ được viết lên là lúc mà Thời Ngạn vẫn còn chưa được sinh ra. Anh ta lại nhìn sang bên cạnh còn một dòng chữ nhỏ “Sau đó ba mươi năm, làm quan tứ phẩm” Thời Ngạn bèn ghi lại tất cả những nội dung trên đó rồi quay về chiếc thuyền để trở về. Anh ta đã kể với mọi người rất nhiều lần về lai lịch bất minh của những dòng chữ ấy.

Đến năm đại quan nguyên (1107),Thời Ngạn được làm Kinh Sư tại Bộ Thượng Thư, chính là quan tứ phẩm, tính từ lúc đọc được dòng chữ kia đến lúc bấy giờ vừa đúng tròn 30 năm. Phải chăng số mệnh của con người từ khi sinh ra đã được định sẵn cả rồi?

 

Tin bài liên quan